Hướng dẫn giao dịch chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cẩm nang của những nhà đầu tư khi tham gia thị trường.
Chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở là những loại cổ phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Loại cổ phiếu này thường thuộc nhóm chỉ số VN30, HNX30 hoặc một số chỉ ố tương đương khác. Bên cạnh đó, chứng khoán cơ sở còn phải đảm bảo được giá trị vốn hóa bình quân trong 6 tháng gần nhất với kết quả từ 5000 tỷ trở lên (tính đến thời điểm ngày chốt dữ liệu).
Chứng khoán cơ sở thường được sử dụng làm tài sản cơ sở cho việc hình thành chứng quyền cũng như một số chứng khoán phái sinh khác. Chứng quyền có đảm bảo là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo bởi công ty phát hành. Người mua chứng khoán sẽ có quyền giao dịch mua bán trao đổi với những tổ chức phát hành với một mức giá nhất định theo khoảng thời gian cố định.
Chứng khoán cơ sở của chứng quyền là cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, những loại chứng khoán này sẽ phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí về mức vốn, thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, đồng thời trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp phát hành phải có đầy đủ các thông tin về kết quả kinh doanh và báo cáo định kỳ.
Những điều luật này đều đã được Ủy ban Chứng khoán nhà nước đưa ra để các doanh nghiệp đối chiếu trước khi thực hiện.

Đặc điểm chứng khoán cơ sở
Muốn thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán cơ sở trên thị trường thì nhà đầu tư cần phải nắm bắt được các đặc điểm cơ bản của chứng khoán cơ sở như sau:
- Chứng khoán cơ sở được ban hành theo hình thức tổ chức tài chính cơ bản.
- Những điều khoản giao dịch tại thị trường chứng khoán cơ sở do bên ban hành chứng khoán quy định, do đó, mỗi sàn giao dịch sẽ có những quy định khác nhau về việc phát hành chứng khoán cơ sở.
- Nhà đầu tư phải sử dụng những tài khoản đã được kích hoạt để tham gia vào thị trường chứng khoán cơ sở.
- Số lượng chứng khoán cơ sở được niêm yết là số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu mà các doanh nghiệp phát hành trong một khoảng thời gian nhất định.
- Chứng khoán cơ sở sẽ không phải ký quỹ như chứng khoán phái sinh.
- Nếu chưa có quyền nắm giữ chứng khoán cơ sở thì nhà đầu tư không có quyền thực hiện giao dịch bán cho người khác hay công ty phát hành.
- Nhà đầu tư khi mua chứng khoán cơ sở sẽ sẽ có quyền để thực hiện các giao dịch chứ không phải thực hiện nó như một nghĩa vụ.
- Trong quá trình thực hiện giao dịch nếu xảy ra rủi ro thì sẽ không có đơn vị nào bù trừ phần này nếu tổ chức phát hành không còn khả năng thanh toán.
Những đối tượng nào có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở
Đối với thị trường chứng khoán cơ sở không quá khắt khe hay khó khăn đối với những người có thể tham gia thị trường. Trong đó, những người có thể tham gia thị trường này chủ yếu là:
Các đơn vị doanh nghiệp
Những doanh nghiệp sẽ không thể thiếu trong danh sách này bởi lẽ cổ phiếu do các doanh nghiệp phát hành chính là sản phẩm chủ đạo trên thị trường. Đa phần những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này chủ yếu để huy động nguồn vốn từ quần chúng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Những nhà đầu tư
Nhà đầu tư là lực lượng chính để cấp vốn cho thị trường chứng khoán, họ tham gia với mục đích chính là kiếm lời từ các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Hiện nay trên thị trường có ba dạng nhà đầu tư chính là nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài.
Các công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán được xem là những nhà môi giới, kết nối giữa người mua và người bán. Họ có vai trò định chế tài chính trên thị trường để thực hiện các giao dịch mô giới mua bán chứng khoán cơ sở. Bên cạnh đó, công ty còn đảm nhận vai trò tư vấn cho người mua và tổ chức phát hành để họ chọn được những mã chứng khoán hợp lý nhất.
Các cơ quan quản lý
Đây là những cơ quan đóng vai trò quan trọng để đưa ra những quy định nhất định tránh việc người mua và người bán cũng như tổ chức phát hành thao túng thị trường. Hiện nay, tại Việt Nam những cơ quan chính chịu trách nhiệm quản lý thị trường chứng khoán là Bộ tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
STT | NỘI DUNG | CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ | CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH |
1 | Thị trường giao dịch | Thị trường giao ngay: Khi kết thúc giao dịch thì người mua sẽ được tiếp nhận quyền sở hữu luôn. | Thị trường phái sinh: Cả người mua và người bán cần phải thống nhất với nhau về mức giá, khối lượng thực hiện giao dịch, những khoản chênh lệch vào ngày đáo hạn. |
2 | Số lượng phát hành/ niêm yết | Sẽ bị giới hạn phụ thuộc vào tổ chức phát hành. | Không có giới hạn về số lượng mà do nhu cầu trên thị trường là chính. |
3 | Ký quỹ | Chỉ giao dịch khi đã có đủ toàn bộ tiền và cổ phiếu. Nhà đầu tư được quyền vay ký quỹ nhưng số cổ phiếu định mua phải đạt tiêu chuẩn mới được giao dịch. | Chỉ được sử dụng tỷ lệ ký quỹ với một mức nhất định so với hợp đồng tương lai. |
4 | Thời gian giao dịch | 09h00 – 11h30; 13h00 – 15h00 | 08h45 – 11h30; 13h00 – 14h45 |
5 | Số tiền cần để giao dịch | Bằng tổng giá trị của những chứng khoán mà nhà đầu tư mua trên thị trường | Chỉ cần bằng một phần của chứng khoán phái sinh là được. |
6 | Giá tham chiếu | Là giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước | Là giá thanh toán cuối ngày của hợp đồng tương lai ở thời ngày giao dịch hôm trước. |
7 | Thời gian sở hữu | Nhà đầu tư có thể sở hữu không giới hạn | Nhà đầu tư được sở hữu tối đa đến ngày đáo hạn. |
Chứng khoán cơ sở là những mã cổ phiếu uy tín trên thị trường và đều phải trải qua những quy trình xem xét kĩ lưỡng trước khi được tung ra thị trường. Vì thế, nhà đầu tư có thể yên tâm khi thực hiện giao dịch chứng khoán cơ sở.