Ý nghĩa chỉ số P/b trên thị trường chứng khoán

Thiên Yết 07/10/2023 10:13

Trong các chỉ số được sử dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán thì chỉ số P/b khá phổ biến và đóng một vai trò quan trọng để xác định xu hướng thị trường đang tốt hay xấu.

Chỉ số P/b là gì trong chứng khoán?

Chỉ số P/b là viết tắt của từ Price to book ratio, chỉ số này được áp dụng trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng đến chứng khoán. Chỉ số P/b thường được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu hiện tại với giá trị mà ghi chép trên cổ phiếu. Cụ thể, chỉ số này được dùng để phân tích phán toán xem giá cổ phiếu có đúng với giá trị thực của nó trên thị trường hay không để đưa ra quyết định mua hoặc bán phù hợp.

Chỉ số P/b là viết tắt của từ Price to book ratio để dùng đánh giá giá trị thực của cổ phiếu

Ưu và nhược điểm của P/b

Chỉ số P/b được nhiều nhà đầu tư sử dụng để đánh giá, xem xét một loại cổ phiếu mà họ định đầu tư, tuy nhiên, vẫn cần phải xem xét đến những ưu, nhược điểm của chỉ số P/b trước khi thực hiện.

Ưu điểm

- Tỷ số P/b luôn dương nên có thể áp dụng dùng với việc định giá những doanh nghiệp đang thua lỗ.

- Chỉ số P/b có mức độ ổn định tốt hơn rất nhiều so với chỉ số EPS, nên trong cùng một điều kiện biến động thì sử dụng EPS rất khó để cho ra kết quả chính xác. Tuy nhiên, với chỉ số P/b lại vô cùng dễ khi nó có thể đo được thị trường ngay cả khi xảy ra những biến động lớn có thể tác động đến doanh nghiệp.

- Chỉ số P/b sẽ thể hiện được tính hiệu quả cao nhất khi dùng để phân tích, đánh giá những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn, tài khoản thanh khoản cao như là ngân hàng, bảo hiểm…

Nhược điểm

- P/b đánh giá bằng cách dựa trên những tài sản hữu hình như thương hiệu, tài sản trí tuệ, sáng chế… chứ không được ghi nhận khi tính chỉ số P/b. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp có lợi nhuận ròng tăng do các yếu tố thương hiệu, sở hữu trí tuệ. Khi xảy ra trường hợp này thì nhà đầu tư có thể sử dụng những chỉ số đánh giá khác để mang đến hiệu quả lớn hơn.

- Giá trị ghi trên sổ của một loại cổ phiếu nhất định chưa chắc đã phản ánh được đúng giá trị thực tại của loại cổ phiếu đó. Thông thường nhưng thông tin giá trị này sẽ được ghi sổ từ cách đó vài năm, vì thế, nhà đầu tư nên kết hợp chỉ số P/b với những chỉ số khác để phân tích, đánh giá thị trường phiến diện như vậy.

- Những chỉ số này có thể là chỉ số ảo vì nguyên tắc trên sổ kế toán cũng có sản phaart ảo và tài sản ảo.

- Với những công ty đang tăng trưởng giai đoạn tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ thì việc sử dụng chỉ số P/b để phán đoán không thể mang lại kết quả chính xác.

Chỉ số P/b nói lên điều gì?

Ý nghĩa cơ bản nhất của chỉ số P/b chính là giúp nhà đầu tư thấy giá trị cổ phiếu đang cao hay thấp có đúng với giá trị của nó trên thị trường hay không.

Trường hợp P/b cao (lớn hơn 1) thì có nghĩa là cổ phiếu đang được đặt kì vọng, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt và nhiều tiềm năng phát triển hơn trong tương lai. Điều quan trọng nhất là việc giá trị thật của chỉ số P/b có tương xứng hay không. Trong trường hợp này thì có thể bỏ tiền để đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành.

Ngược lại, nếu P/b < 1 thì có nghĩa doanh nghiệp cũng đang gặp phải một số vấn đề về kết quả kinh doanh có thể là lỗ và khó lòng cải thiện trong tương lai. Đối với trường hợp này, nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng khi mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành hoặc tốt nhất là không nên đầu tư vào cổ phiếu này.

Trường hợp cuối cùng, chỉ số P/b thấp nhưng nếu như do doanh nghiệp đang phục hồi sau khủng hoảng thì nhiều khả năng có thể tăng trưởng nhanh trong tương lai. Đây được xem là một thời điểm tốt để nhà đầu tư mua vào và sinh lời cao ở thời điểm sau này.

Chỉ số P/b rất phổ biến trong trường hợp thị trường biến động

Cách tính chỉ số P/b

Để tính chỉ số P/b thì nhà đầu tư có thể áp dụng công thức sau:

P/b = Giá Cổ phiếu trên thị trường / Giá cổ phiếu trên sổ sách

Chỉ số P/b như thế nào là tốt?

Một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra là chỉ số P/b như thế nào mới là tốt, tuy nhiên, để có được một đáp án chính xác thì phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và cần phải xem chỉ số P/b tăng giảm do bị ảnh hưởng những điều gì trên thị trường.

Đây là chỉ số để nhà đầu tư so sánh, đánh giá chính xác thì mới có thể chọn lựa được một loại cổ phiếu uy tín trên thị trường. Khi muốn so sánh thì nhà đầu tư sẽ phải đánh giá một loạt các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực, điều kiện cụ thể.

Dựa vào những chỉ số cụ thể, khả năng phán đoán và phân tích của các nhà đầu tư có kinh nghiệm thì chỉ số P/b sẽ được xem là tốt trong một số trường hợp sau:

- Nếu như công ty có mức độ tăng trưởng cao, kết quả kinh doanh tốt thì chỉ số P/b càng cao càng tốt.

- Đối với những doanh nghiệp chú trọng về chất lượng sản phẩm thì chỉ số P/b không cần quá cao mà cứ trên mức một là được.

- Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu thì khi thị trường có biến động nếu chỉ số P/b của các doanh nghiệp đó cao thì nên tránh xa.

Theo mức đánh giá chung của thị trường chỉ số P/b của một doanh nghiệp càng cao thì khả năng đầu tư rủi ro sẽ càng lớn và ngược lại chỉ số P/b này thấp sẽ có độ an toàn hơn. Tuy nhiên, những người mới tham gia thị trường thì chắc chắn nên chọn những doanh nghiệp chứng khoán có giá trị P/b thấp để tránh được tối đa rủi ro. Thông thường, chỉ số P/b chỉ nên dao động ở mức 0.7 – 1.5 mới được gọi là bình thường.

Chỉ số P/b của một doanh nghiệp càng cao thì khả năng đầu tư rủi ro sẽ càng lớn

Hiện nay, khi tham gia thị trường chứng khoán nhà đầu tư sẽ có thể sử dụng rất nhiều chỉ số để phân tích thị trường, tình hình doanh nghiệp. Do đó, cần phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để chọn được một chỉ số phù hợp.

Thiên Yết