Cách tính chỉ số YOY trong chứng khoán

Thiên Yết 01/10/2023 16:00

YOY là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình kinh tế của các doanh nghiệp và để so sánh, đánh giá tình hình kinh tế giữa các năm với nhau. Chỉ số này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và chứng khoán.

YOY là gì?

YOY là viết tắt của từ Year One Year, đây là thuật ngữ kinh tế được sử dụng để so sánh các chỉ số kinh tế giữa các năm với nhau hoặc là đo lường tính theo tháng, theo quý, theo năm. Thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến và đã trở thành cơ sở để doanh nghiệp tự đánh giá được tình hình hoạt động của mình. Ví dụ khi một doanh nghiệp muốn so sánh doanh thu của năm 2020 và 2021, so sánh chi phí phát sinh của quý I/2023 với quý II/2023…

Thông qua chỉ số YOY doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả và chính xác hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kì, từ đó biết được doanh nghiệp có đang phát triển ổn định không, đang đi lên hay giảm sút. Thông qua đó, sẽ tìm ra được những điểm thiếu sót để cải thiện tình hình hiện tại đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.

Thông qua chỉ số YOY doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kì

Cách tính YOY như thế nào?

Thông thường, chỉ số YOY được thể hiện bằng phần trăm nên cách tính cũng khá đơn giản với 3 bước như sau:

- Bước 1: Lấy số liệu năm nay trừ đi số liệu cùng thời điểm năm trước sẽ cho ra được kết quả chênh lệch giữa hai năm.

- Bước 2: Lấy kết quả của phép tính ở bước 1 chia cho số liệu cùng thời điểm năm trước thì sẽ biết được tốc độ tăng trưởng trong 2 năm liên tiếp là bao nhiêu.

- Bước 3: Lấy kết quả tính được trong bước 2 đổi ra thành tỷ lệ phần trăm thì đó chính là YOY cần tính.

Ví dụ công ty A ghi nhận mức doanh thu của năm 2020 là 200 tỷ đồng, doanh thu của năm 2021 là 250 tỷ đồng thì sẽ có các phép tính để ra kết quả YOY như sau:

- Bước 1 – Lấy doanh thu 2020 trừ doanh thu 2019: 250 – 200 = 50 tỷ đồng.

- Bước 2 – Lấy kết quả bước 1 chia doanh thu 2019: 50: 200=0,25

- Bước 3 – Đổi tỷ lệ phần trăm kết quả bước 2: 0,25 x 100%= 25%.

Như vậy, doanh thu công ty A trong năm 2020 tăng lên 25% so với cùng kỳ 2019 đây là một tín hiệu đáng mừng.

Các chỉ số đánh giá YOY

Chỉ số YOY sẽ thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau của kinh tế nhưng sẽ có những chỉ số tài chính được tính YOY phổ biến nhất phải kể đến như:

Chỉ số về doanh thu: Đây là chỉ số để so sánh doanh thu của doanh nghiệp theo tháng, quý, năm so với doanh thu tương ứng của những năm trước. Thông qua đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể cùng đánh giá xem tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào.

Chỉ số về mức giá vốn hàng bán: So sánh giá vốn hàng bán của từng khoảng thời gian giữa năm này với năm khác, thông qua đó nhà đầu tư và nhà quản lý sẽ nắm được khả năng quản lý và vận hành của cấp dưới có hiệu quả không.

Chỉ số thu nhập ròng: So sánh mức thu nhập ròng giữa mỗi khoảng thời gian tương đương của năm trước với năm sau. Thông qua đó, nhà quản lý có thể đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả không, cách sử dụng vốn có tốt không.

Bên cạnh những chỉ số chính kể trên thì YOY sẽ được tính thêm cho một số chỉ số kinh doanh khác như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, chi phí vận hành…

Chỉ số YOY sẽ thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau của kinh tế doanh nghiệp

Ý nghĩa của YOY?

YOY được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, thông qua đó mà nhà đầu tư hay nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách so sánh chỉ số từ doanh thu, lợi nhuận, chi phí hoạt động… trong mỗi giai đoạn cụ thể. Những chỉ số này sẽ được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Trên thực thế, YOY thường được sử dụng để so sánh doanh thu giữa các năm, lợi nhuận, thu nhập,… để tìm ra những điểm yếu kém và khắc phục tình trạng này trong tương lai gần.

Thông qua chỉ số YOY thì các doanh nghiệp cũng xác định được vị trí, chỗ đứng trên thị trường và trong ngành, từ đó, sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể hợp thời để cạnh tranh công bằng, nâng cao vị thế trên thị trường của doanh nghiệp. Những ý nghĩa quan trọng của chỉ số YOY có thể kể đến như sau:

- Chỉ số YOY giúp cho các nhà đầu tư, quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở trong từng thời kì nhờ vậy sẽ có phương án khắc phục điểm yếu kém và phát huy những điểm tích cực.

- So sánh những chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kì và tốc độ phát triển giữa các doanh nghiệp với nhau để biết vị trí của doanh nghiệp đang ở đâu.

- Giúp doanh nghiệp đánh giá, phân tích những phương pháp kinh doanh hiện tại có hiệu quả không còn những ưu điểm nào và hạn chế nào phải khắc phục.

- Giúp doanh nghiệp nhận ra thiếu sót trong kinh doanh, quản lý chất lượng dịch vụ tốt hơn…

Những chỉ số đánh giá YOY còn là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng của các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Thông qua YOY nhà đầu tư sẽ biết được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang diễn ra thế nào, sức mạnh và tiềm lực của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường đến đâu để chọn được danh mục cổ phiếu đầu tư hiệu quả.

Ưu điểm và hạn chế của YOY

Cũng giống như những chỉ số khác thì chỉ số YOY sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định mà khi sử dụng cần phải nắm được để có thể dễ dàng áp dụng và biết khi nào nên và khi nào không nên dùng.

Ưu điểm

- Thông qua chỉ số YOY nhà đầu tư và nhà phân tích tài chính có thể so sánh doanh thu của từng giai đoạn tương ứng, qua đó đưa ra được dự đoán về doanh thu của năm tăng hay giảm, vạch ra những chiến lược đầu tư hợp lý giảm thiểu tối đa các rủi ro trên thị trường.

- Dựa vào chỉ số YOY nhà đầu tư có thể biết được hiệu suất của doanh mục đầu tư đến đâu để họ có thể biết được nên tiếp tục đầu tư vào đâu và thay đổi phương pháp đầu tư ra sao.

- Chỉ số YOY rất dễ tính toán và áp dụng khi chỉ cần có số liệu của 2 chỉ số tài chính giữa hai năm là tính toán được ngay lập tức. Chỉ số này luôn phải có sẵn ở trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thông qua từng năm.

- YOY đưa ra một con số cụ thể với mốc thời gian cụ thể để nhà đầu tư tính toán một cách dễ dàng định lượng được những con số trong tương lai.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì sẽ vẫn tồn tại một số nhược điểm cụ thể như sau:

- YOY tính toán dựa trên số liệu cuối kỳ nên sẽ không có tính chính xác để áp dụng cho cả quá trình. Điều này khiến nhà đầu tư sẽ phải tìm kiếm kĩ hơn những thông tin và quá trình hoạt động của một doanh nghiệp.

- Chỉ khi YOY có kết quả dương thì mới có ý nghĩa, nếu như YOY âm thì không có nhiều ý nghĩa vì khó xác định được các yếu tố khiến kết quả thụt giảm như vậy.

- Thông qua việc phân tích YOY thì nhà đầu tư có thể thu được các thông tin khác nhau của doanh nghiệp nhưng đôi khi việc nhiều thông tin sẽ khiến cho nhà đầu tư bị nhiễu loạn thông tin.

Chỉ số YOY có ý nghĩa hết sức quan trọng khi tìm hiểu về một doanh nghiệp

Chỉ số YOY có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, đây là cơ sở để các nhà đầu tư và nhà quản lý đánh giá về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp có hiệu quả không, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp qua từng năm đang ở mức nào và nên khắc phục các yếu điểm ra sao.

Thiên Yết