Sử dụng chỉ số ROE để nhận biết “sức khỏe” thị trường

Thiên Yết 07/10/2023 16:00

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phải sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để tính toán xu hướng thị trường đang diễn ra thế nào, trong đó, một số chỉ số ROE được sử dụng khá phổ biến.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là viết tắt của Return On Equity, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư và chuyên gia sẽ sử dụng chỉ số ROE để đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của một công ty. Đa phần mọi nhà đầu tư đều coi trọng chỉ số này để đánh giá, phân tích xem công ty có đang làm ăn lãi không và khi họ bỏ ra một số tiền thì sẽ thu về được bao nhiêu.

Đối với các nhà đầu tư, ROE là một chỉ số quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán cổ phiếu của doanh nghiệp có thể tăng giảm không. Dựa vào chỉ số ROE mà nhà đầu tư có thể biết công ty đang tạo ra lợi nhuận bao nhiêu, vì thế có thể so sánh với những doanh nghiệp khác trên thị trường.

ROE là một chỉ số quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán cổ phiếu của doanh nghiệp

Cách xác định ROE nhanh chóng

Muốn xác định được chỉ số ROE thì cần phải áp dụng công thức sau:

ROE = ( Lợi nhuận ròng sau thuế / Vốn chủ sở hữu ) x 100%

Trong đó:

Lợi nhuận ròng sau thuế là kết quả của việc lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất.

Vốn chủ sở hữu: Đây là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

ROE trong đầu tư chứng khoán

Trong lĩnh vực chứng khoán chỉ số ROE là con số để phản ánh việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, đây là một trong những chỉ số các nhà đầu tư dựa vào đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp, lựa chọn những cổ phiếu có sức khỏe tốt trên thị trường để đầu tư cho hợp lý. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ số ROE để tìm một doanh nghiệp tiềm năng thì nhà đầu tư phải hết sức chú ý đến những vấn đề sau:

- Nên lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp có chỉ số ROE cao trên thị trường, theo các chuyên gia phân tích thì nhà đầu tư nên chọn những công ty có chỉ số ROE từ 15% trở lên thì hiệu quả và tiềm năng tốt.

- Đối với mỗi ngành nghề khác nhau thì chỉ số ROE cũng khác nhau nên chỉ nên dùng chỉ số ROE để so sánh đánh giá các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực. Đặc biệt, nhà đầu tư cần phải tính toán, đánh giá chỉ số ROE trung bình của toàn ngành thì mới đưa ra được quyết định đầu tư hiệu quả nhất, và ưu tiên các cổ phiếu có ROE cao hơn mức trung bình của toàn ngành.

- Phải xem xét các yếu tố nào có thể tác động đến ROE theo mô hình Dupont bởi lẽ có trường hợp ROE cao chưa chắc đã tốt. Cần phải nhận định và biết được ROE tăng, giảm do đâu và chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố nào.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Các nhà đầu tư thường thắc mắc chỉ số ROE ở ngưỡng bao nhiêu là tốt để có thể biết được doanh nghiệp đang hoạt động ổn định không. Hiện nay, nếu chỉ số ROE của một doanh nghiệp được đánh giá là tốt thì cần phải đảm bảo con số tối thiểu là 15%.

Muốn biết được chỉ số ROE tốt hay xấu thì phải phụ thuộc vào cả kết quả của chỉ số toàn ngành, một số ngành đặc thù sẽ có chỉ số ROE thấp hơn vì ban đầu họ phải bỏ ra một chi phí vốn rất lớn. Muốn đánh giá doanh nghiệp thì nhà đầu tư cần phải xem xét chỉ số ROE trong vòng 3 năm gần nhất thì mới có được độ chính xác cao.

Nếu chỉ số ROE của một doanh nghiệp được đánh giá là tốt thì cần phải đảm bảo con số tối thiểu là 15%

Mối quan hệ giữa ROE và ROA

ROA cũng là một chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đến mức nào. Song, nếu ROE là chỉ số để tính tỷ lệ % lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu thì ROA lại được tính lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Giữa ROE và ROA có một mối quan hệ cực kì mật thiết được xem xét thông qua hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt, với hệ số lý tưởng nhất là chỉ nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1. Theo quy chuẩn quốc tế thì doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn 15%, và chỉ số ROA lớn hơn 7.5% là con số lý tưởng cho thấy doanh nghiệp đủ năng lực tài chính và có thể phát triển.

Chỉ số ROE quá cao cần lưu ý gì?

Nhiều người nghĩ rằng chỉ số ROE quá cao là điều cực kì tốt nhưng trên thực tế lại không phải vậy nếu doanh nghiệp có thu nhập ròng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu thì đồng nghĩa là công ty hoạt động tốt, nhưng nếu như công ty vốn chủ sở hữu nhỏ so với thu nhập ròng thì việc chỉ số ROE cao như vậy có thể là một yếu tố mang đến rủi ro.

Một số nguyên nhân khiến chỉ số ROE tăng quá cao

- Lợi nhuận thiếu nhất quán: Ví dụ công ty kinh doanh vài năm không có lãi và những khoản lỗ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán dưới dạng “lỗ giữ lại” ở phần vốn chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa là lỗ sẽ bị âm và làm cho vốn của các cổ đông bị giảm mạnh. Nếu trong năm gần nhất mà công ty có lãi trở lại thì trên giấy tờ vốn chủ sở hữu hiện tại sẽ nhỏ hơn vốn chủ sở hữu của các năm trước, điều này cũng sẽ khiến ROE tăng nhưng về mặt ý nghĩa thì lại không quá tốt.

- Tồn tại dư nợ: Nếu dư nợ của một doanh nghiệp lớn thì chỉ số ROE cũng quá cao. Nếu công ty vay nặng lãi thì vốn chủ sở hữu được tính bằng tài sản trừ đi nợ do đó ROE có thể tăng. Chính việc nợ nhiều khiến cho vốn chủ sở hữu bị giảm, vì thế không phải cứ ROE cao là tốt và công ty làm ăn thuận lợi.

- Thu nhập ròng âm: Chỉ số ROE có thể chỉ tạo ra mức cao giả, nếu doanh nghiệp lỗi ròng hoặc vốn âm chủ sở hữu thì không nên tính ROE vì ROE cao cũng không ảnh hưởng và có ý nghĩa gì.

Sử dụng chỉ số ROE đã trở nên rất phổ biến nhưng không phải cứ ROE cao là tốt ROE thấp là xấu. Do đó, nhà đầu tư cần phải xem xét cả các nguyên nhân tác động đến sự thay đổi của chỉ số này trên thị trường.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Sử dụng chỉ số ROE để nhận biết “sức khỏe” thị trường
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO