Zalo Pay, Momo và Viber tăng tốc cho cuộc đua siêu ứng dụng tại Việt Nam

Thiên Yết 07/11/2023 17:21

Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đang trở thành thị trường được rất nhiều hãng ứng dụng điện tử yêu thích khi lượng người dùng tăng nhanh.

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang được phổ biến rộng rãi hơn và có nhiều tiềm năng trở thành lĩnh vực tiên phong cho nền kinh tế số. Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, doanh số thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 7,7% doanh thu của lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Chính vì lượng người dùng tăng nhanh qua từng năm nên Việt Nam đã trở thành thị trường được nhiều ứng dụng điện tử ưa chuộng. Sự xuất hiện của các ứng dụng này cũng giúp cho cuộc cạnh tranh trở nên gay cấn hơn.

Mới đây, đại diện của Viber đã chia sẻ: “Viber đã gia nhập liên minh các siêu ứng dụng trên toàn cầu, cho phép người dùng ở nhiều nơi trên thế giới nhận được thông tin cập nhật về các gói chuyển phát nhanh, đặt taxi, đồ ăn, đào tạo về tài chính, cách thanh toán dịch vụ và đổi tiền liền mạch và minh bạch với những người sử dụng Viber khác một cách trực tiếp trên Viber, và nhiều hơn thế nữa.

Đồng thời, trong những năm gần đây, Viber đã xây dựng quan hệ đối tác để mở rộng dịch vụ tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đang củng cố nền tảng của mình để cung cấp thông tin phù hợp và kịp thời cho người dùng Việt Nam—từ thông tin thể thao, hợp tác với VTV Live, đến thông tin và mẹo du lịch với MoMo”.

Viber sẽ mở rộng mạng lưới phát triển với phương thức thanh toán nhanh chóng

Trên thế giới Viber là ứng dụng khá phổ biến được dùng để nhắn tin khi có hơn 1 tỷ lượt tải xuống trên Android ở hơn 190 quốc gia. Tại Việt Nam thời gian gần đây, Viber cũng đã được nhiều người dùng sử dụng hơn.

Tính trong nửa đầu năm 2023, số lượng cuộc gọi riêng tư trên nền tảng Viber đã tăng 642%, số tin nhắn người dùng gửi trong các kênh tăng 24% và số tin nhắn riêng tư tăng 12%. Bên cạnh đó, người dùng cũng sử dụng Viber với tần suất thường xuyên hơn so với trước đây.

Một nguyên nhân nữa khiến cho Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng khi có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh lên đến 40%.

Theo số liệu thống kê từ Research and Markets, đến năm 2028 thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR (mức tăng trưởng kép hằng năm) là 19,1%. Vì thế, chiến lược dài hạn của Viber là cung cấp cho thị trường càng nhiều dịch vụ gias trị gia tăng càng tốt khi sử dụng dịch vụ của họ.

Hiện nay ứng dụng này đã có sẵn một hệ sinh thái lớn với lượng người dùng đều hoạt động kinh tế, trung bình độ tuổi từ 25 đến 50 chiếm 69%. Đặc biệt, một nhánh của Viber mới được thành lập trong thời gian gần đây là Viber for Business đã được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để kết nối với nhau từ những nhà bán lẻ đến ngân hàng, vận tải, lữ hành…

Tại thị trường Đông Nam Á Việt Nam luôn nằm trong top đầu thị trường trọng điểm với số lượng mua hàng trực tuyến đã vượt qua con số 45 triệu lượt. Do đó, các ứng dụng điện tử đã cố gắng để gia nhập vào thị trường nước ta.

Sự cạnh tranh ngày càng cao

Nhắc đến những siêu ứng dụng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam không thể không kể đến ba cái tên nổi bật là Grab, Momo và Zalo Pay.

Grab là một trong những ứng dụng điện tử lớn đầu tiên gia nhập thị trường với hoạt động đặt xe, sau đó đã tích hợp thêm nhiều tiện ích khác như giao hàng, đi chợ,... Năm 2018, Grab sát nhập với Uber và thực hiện việc mua lại trung gian thanh toán Moca. Từ đây, ứng dụng này đã phát triển một quy trình khép kín từ di chuyển, giao nhận, đặt xe và thanh toán mọi loại hóa đơn chỉ bằng một vài thao tác trên chiếc điện thoại.

Đứng vị trí thứ hai là Momo khi gia nhập thị trường với tư cách là một loại “ví điện tử” được dùng để thanh toán. Với lợi thế có trên 20 triệu người sử dụng, Momo đã bắt kịp thời cơ để lấn sân sang các lĩnh vực khác để tích hợp trở thành một siêu ứng dụng tích hợp nhiều tiện ích khác nhau như thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay, khách sạn, ăn uống…

Ví Momo đang dần khẳng định được vị trí trên thị trường Việt Nam

Cuối cùng là ứng dụng Zalo Pay cũng xuất phát điểm giống với Momo khi được xem như là một ví điện tử. Sau thời gian gia nhập có hơn 100 triệu người dùng thì Zalo Pay đã mở rộng những lĩnh vực thanh toán của mình mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.

Bên cạnh đó, phải kể đến các ứng dụng khác cũng đang gia nhập thị trường siêu ứng dụng của Việt Nam là Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Chợ Tốt, Mobiphone Pay, Chợ Tốt, Gojek, Be,... và cả Viber.

Theo báo cáo của Viber người dùng Việt Nam sử dụng 2 giờ 32 phút mỗi ngày cho mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin. Trong một tuần người Việt cũng sử dụng tối thiểu 22 ứng dụng (trên nền tảng iOS) và đó chính là nguyên nhân để các ứng dụng điện tử có cơ hội phát triển mạnh mẽ tại nước ta.

Trong một nghiên cứu của Branding Asia với 6500 người Châu Á - Thái Bình Dương (gồm cả Việt Nam), đã có đến 40% người tham gia thường xuyên nhắn tin với doanh nghiệp, tần suất trung bình là 1 lần 1 tuần.

Trong khi đó, một khảo sát từ Data Reportal và Decision Lab Research cho thấy khách hàng Việt Nam chủ yếu nhắn tin để tương tác với các nhãn hàng và người dùng cũng thông qua hình thức nhắn tin để mua hàng.

Do xu hướng này đang phát triển mạnh mẽ nên các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam đang khai thác triệt để các nền tảng nhắn tin trực tiếp như Messenger, Instagram Direct, Viber for Business để quảng bá, kết nối đến nhiều người tiêu dùng hơn. Thậm chí, đây cũng là một cách để thúc đẩy doanh số và mời khách hàng quay lại mua sản phẩm của họ.

Các chuyên giá đánh giá, các ứng dụng điện tử này sẽ trở thành “cánh tay phải” đắc lực để doanh nghiệp kết nối với người dùng và phát triển mạnh hơn trong tương lai.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Zalo Pay, Momo và Viber tăng tốc cho cuộc đua siêu ứng dụng tại Việt Nam
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO